Kỹ năng quản lý tài chính quyết định tất cả

Hãy trở thành nhà quản lý tài chính cá nhân ngay từ khi đi làm để đạt tự do tài chính khi về già!

Các nhà nghiên cứu gần đây đưa ra kết quả thống kê 100 người khi bước vào tuổi 60 thì có 1 người giàu, 4 người độc lập về tài chính, 5 người vẫn phải tiếp tục làm việc để nuôi sống bản thân, 45 người nghèo, sống lệ thuộc vào con cái hoặc trợ cấp xã hội, số còn lại đã chết. Kết quả này cho thấy rằng khi đã hết tuổi lao động, chỉ có 5 trên tổng số 100 người đạt được sự tự do tài chính, an nhàn với cuộc sống mà không phải phụ thuộc vào ai hay lo lắng về những bấc trắc sẽ xảy ra với mình. Tại sao họ đạt được điều đó? Phải chăng chỉ những người có thu nhập cao hay được thừa hưởng những khối tài sản kếch xù mới có thể tự do hưởng thụ khi về già?

1_105228

Tự do tài chính không chỉ là tích lũy

Những câu hỏi này không phải khi đã 60 tuổi ta mới nhìn ra, đặt ra hay tự hỏi mình. Câu hỏi này mỗi người chúng ta cần phải biết khi bắt đầu đi làm, bắt đầu có thu nhập. Nhìn thấy sự cần thiết của quản lý tài chính cá nhân là rất dễ song vấn đề thực thi nó lại không hề đơn giản chút nào. Hãy làm một bài toán nhỏ thế này, nếu mỗi ngày bạn bỏ ra 10.000 đồng để dành, kiên quyết không sử dụng đến số tiền này thì 1 tháng bạn sẽ có 300.000 đồng, 1 năm bạn sẽ có 3.600.000 đồng và 10 năm là 36.000.000 đồng. Nếu bạn dành dụm liên tục trong suốt 40 năm đi làm của mình, số tiền tích lũy của bạn sẽ không nhỏ, đủ để bạn sống an nhàn mà không cần làm phiền tới người thân hay con cái! Nhưng đó chỉ là một bài toán. Rất nhiều người biết điều này nhưng số người thực hiện được nó lại chiếm một tỉ lệ rất nhỏ! Và quản lý tài chính cá nhân không đơn thuần là phải biết tích lũy.

 

Nhiều người nói rằng họ chi tiêu rất tiết kiệm, không bao giờ xài vượt quá số tiền họ có trong tháng. Đó là điều cần nhưng chưa đủ! Để đạt được tự do tài chính vào năm 60 tuổi, bạn phải hiểu và thực thi nghiêm túc bài học quản lý tài chính ngay từ lúc trẻ. Đó là với số tiền kiếm được mỗi tháng, bạn hãy chia ra làm 3 phần: 1 phần dành cho chi tiêu trong tháng, 1 phần dành cho tích lũy và 1 phần để tái đầu tư. Tùy mỗi người mà tỉ lệ giữa chi tiêu, tích lũy và đầu tư sẽ khác nhau. Nhưng phải kiên quyết không xâm phạm vào số tiền tích lũy, đầu tư mà phải tính toán chi tiêu cho hợp lý trong số tiền bạn đã đưa ra trong tháng đó. Nếu làm được điều này, dù bạn không có mức lương ngất trời mà chỉ vẻn vẹn vài triệu mỗi tháng, bạn vẫn có thể đạt được tự do tài chính vào năm 60 tuổi trong khi những người với thu nhập vài ngàn đô mỗi tháng và mức chi xài không có kế hoạch, không có mục tiêu cũng chẳng có tích lũy, vào năm 60 tuổi chưa chắc họ đã thuộc 5 trong số 100 người giàu có và no đủ!

Kỹ năng quản lý tài chính quyết định tất cả!

Vậy khi trẻ, lúc bắt đầu đi làm và có thu nhập, bạn làm gì với số tiền mình kiếm được? Nhiều người sẽ tiêu xài “xả láng” để “bù đắp” cho những năm tháng “đói, rét, cơ cực” thời sinh viên! Số khác bắt đầu cuộc chạy đua marathon với thời trang, mỹ phẩm để “bằng bạn bằng bè”. Rất nhiều bạn trẻ khác khi bắt đầu đi làm, rời xa gia đình sẽ lúng túng trong chi tiêu cá nhân, đặc biệt là những người trẻ mới lập gia đình và bắt đầu cuộc sống riêng của đôi uyên ương. Họ thấy đụng đâu cũng thiếu, cầm tiền đi chợ mà khi về, tiền thì hết nhưng lại chưa mua được những thứ cần mua! Để giải quyết bài toán này, trước tiên bạn hãy lên kế hoạch chi tiêu cụ thể cho gia đình nhỏ của bạn trong ngày, trong tuần và trong mỗi tháng. Trước khi mua sắm, sửa chữa, thay đổi bất cứ điều gì, đừng vội vàng làm ngay mà hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ, tham khảo ý kiến của những người thân trước khi quyết định. Nếu bạn giỏi trong quản lý tài chính cá nhân thì chắc chắn bạn sẽ ít lúng túng khi nắm “tay hòm chìa khóa” của gia đình! Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, người quản lý tài chính thông minh không dễ bị những khó khăn bên ngoài làm lung lay vì họ luôn chủ động trong mọi chuyện, bất chấp giá cả leo thang hay tình trạng thất nghiệp đang ngày một gia tăng.

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *